Image
Kính chào quý khách đến
bảo tàng cải lương Nam Bộ

GIỚI THIỆU DÂN CA

“… Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền quốc nhạc riêng. Để bảo tồn tính chất độc lập và văn minh truyền thống cuả mỗi dân tộc, nhiều nước đã có trường âm - nhạc từ lâu để dạy dân trong nước học quốc nhạc như học quốc  ngữ quốc -văn.

Quốc - gia Việt - nam đã có một nền quốc-nhạc truyền-thống, bắt nguồn từ giọng nói, tiếng nói của người Việt, và đã tiến dần theo đà văn minh của dân-tộc.

Nhạc Việt gồm có hai phần: Nhạc chinh-tông do dân-tộc tạo-tác và nhạc ngoại-lai đã được Việt-hoá.

Tất cả gồm có nhiều bộ môn, hàng trăm nhạc cụ, hàng ngàn nhạc-điệu, với nghệ-thuật cao đẹp, với màu sắc cố-hữu muôn đời. Như thế là đã bị suy tàn rất nhiều bởi những cơn biến cố của lịch-sử.

Ngày nay nước nhà đã độc-lập, mọi bản-năng bản-sắc của dân-tộc cần phải được đề cao, để xứng đáng với tính cách độc-lập tiến-bộ của một quốc-gia đối với quốc-tế trên địa-hạt âm thanh, chỉ có quốc-nhạc mới tiêu-biểu được quốc-tính thuần-tuý như các nước khác. Vì vậy, công việc phục-hưng quốc-nhạc là vấn đề cấp bách, cần có một đường lối rỏ-ràng khả-dĩ bảo tồn được tính dân-tộc mà vẫn tiến song song với văn-minh nhân-loại.  Như thế mới tránh khỏi cái nạn “ Bảo-tồn thái-hoá” hay “ tiến-bộ vong-bản”

( Trích đoạn trong bài thuyết trình về Ngành Quốc-nhạc của Trường Quốc-Gia Âm-nhạc, nhân buổi ra mắt Trường tại Sài gòn, ngày 04-05-1957, do ông Nguyễn Hữu Ba đọc)

Bot